Theo truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, mai vàng là loại cây được người dân thường trưng trong nhà vào dịp Tết đến Xuân về. Thế nhưng mai vàng không phải loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và ra hoa được đúng như mong muốn của người chơi. Do đó mà nhiều gia đình vẫn có thói quen đến chợ Xuân mua mai vàng hàng năm. Để kiếm được lợi nhuận cao từ việc kinh doanh loại cây này, hãy cùng theo dõi bài viết sau để bỏ túi kỹ thuật trồng mai vàng chi tiết nhất.
Chuẩn bị đất trồng mai
Mặc dù đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn, nhưng mai vàng lại không phải loại hoa quá kén đất. Thường chỉ cần trồng mai ở loại đất tơi xốp, có thịt nhẹ và khả năng giữ độ ẩm cao là được. Lưu ý mai vàng thường bị chết và sinh trưởng chậm nếu sống ở nơi đất thường bị ngập úng, ứ đọng nước.
Có 2 cách trồng mai vàng phổ biến nhất là trồng trực tiếp ngay trên nền đất trong vườn đã được canh tác hoặc trồng vào từng chậu với kích thước phù hợp. Cụ thể:
Trồng mai ở nền đất: cần tiến hành làm sạch cỏ dại, làm tơi xốp đất, bón lót phân để cấp thêm dinh dưỡng cho đất kích thích cây phát triển tốt. Đặc biệt, nếu trồng mai ở vùng đất thấp thì nên làm thêm mô để tránh úng nước, nên tưới và phủ rơm giữ ẩm ngay sau khi trồng cây
Trồng mai trong chậu: nên chọn chậu rộng và có chiều sâu vì mai vàng là loại cây có rễ ăn sâu và rộng, 2 năm cần thay chậu một lần. Dưới đáy chậu nên lót một lớp đá sỏi để tăng khả năng thoát nước, không để chậu sát nền đất ngừa côn trùng. Đất trồng cho vào chậu cần được xử lý mầm bệnh và bón lót cấp dinh dưỡng trước khi trồng mai
Chọn giống, xác định thời vụ và tiến hành trồng cây
Xem thêm Hướng dẫn chăm sóc và thời điểm tuốt la mai vàng ở miền bắc phát triển tốt ra hoa đúng tết
Cách chọn giống mai vàng
Ngoài mai vàng chỉ nở vào dịp Tết và mai tứ quý nở 4 lần mỗi năm thì thị trường hiện nay có rất nhiều giống mai vàng được lai tạo khác cho chất lượng khác nhau.
Theo thị hiếu của người dân, các nhà vườn nếu muốn kiếm lợi nhuận cao cần chọn các giống mai nở nhiều bông, nhiều cánh và lâu tàn.
Cây giống mai vàng cần đạt đủ các điều kiện sau:
Rễ phát triển tốt
Bầu ươm chắc chắn, nguyên vẹn
Lá ngọn phát triển xanh tốt
Không có sâu bệnh, mầm bệnh
Thời vụ trồng mai vàng
Mai vàng là loại cây ưa nắng nhưng nhu cầu về nước cũng khá cao. Do đó thời điểm trồng mai vàng thích hợp nhất trong năm chính là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Ở nước ta, các nhà vườn thường tiến hành trồng mai vào cuối tháng 10 cho đến đầu tháng 2 âm lịch.
Mai vàng có thể được trồng bằng hạt, cây giống hoặc tiến hành ghép giống, chiết cành, giâm cành đều được.
Mật độ, khoảng cách trồng hoa mai vàng
Mật độ và khoảng cách trồng hoa mai vàng tùy theo mỗi nhà vườn để đảm bảo cây có thể hấp thụ ánh sáng và nước tốt nhất. Độ thông thoáng giữa các cây cũng là cách để phòng ngừa các loại sâu bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu thêm Mua mai vàng con, mai vàng yên tử giống ở đâu?
Chăm sóc cây mai vàng theo từng giai đoạn phát triển
Tưới nước
Mai vàng là loại cây chịu hạn tốt nhưng thiếu nước quá lâu có thể dẫn đến chậm sinh trưởng và ra hoa không đẹp. Do đó, nhà vườn cần phải có giải pháp luôn giữ ẩm đất nhưng lại không được để nước bị ngập úng.
Thông thường vào mùa khô, nên tưới mai vàng vào buổi sáng sớm từ 8 – 9 giờ mỗi ngày một lần hoặc cách ngày. Khi tưới nên dùng vòi trực tiếp vào gốc và vòi xịt thành tia lên đều các tán lá để cây tươi tốt. Mùa mưa nên chú ý thoát nước cho cây.
Bón phân
Bón phân cho mai vàng cần đúng lượng, đúng thời điểm mới hỗ trợ cây phát triển tốt và ra hoa đẹp như mong muốn.
Bón lót: nên dùng phân hữu cơ đã qua xử lý trộn cùng đất theo tỷ lệ 1:10 trước khi trồng mai
Bón thúc: Nhiều đợt trong suốt các thời kỳ phát triển của cây, đợt 1 sau khi trồng mai 10 – 15 ngày, các đợt sau thường cách nhau 10 ngày đến 1 tháng và giãn thời gian xa hơn
Phòng trừ sâu bệnh
Mai vàng thường bị sâu ăn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây. Do đó, người trồng nên thường xuyên theo dõi và can thiệp kịp thời, bắt bỏ sâu bệnh hoặc dùng các loại thuốc phun trừ sâu phù hợp.
Xem thêm cách chăm sóc mai vàng tháng 10 âm lịch
Cắt tỉa cành tạo tán cây
Khoảng 2 tháng cần tiến hành cắt tỉa cành để tạo tán cho mai vàng 1 lần vừa để phòng sâu bệnh, vừa để kích thích tán cây phát triển.
Từ những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật trồng hoa mai vàng. Đừng quên lưu lại bài viết và chia sẻ cùng người thân và bạn bè nhé.